Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Bí quyết để hạn chế phát sinh chi phí khi xây nhà

Chi phí phát sinh thường là những chi phí xây nhà bị phát sinh thụ động mà chủ nhà và công ty xây dựng không tính toán được trong quá trình chuẩn bị, dẫn đến làm đảo lộn kế hoạch tài chính của gia chủ cũng như tiến độ thi công xây dựng công trình của nhà thầu xây dựng, dễ dàng liệt kê một số chi phí phát sinh thường thấy là:


Để có  ngôi nhà đẹp bạn cần có sự tính toán lên kế hoạch rõ ràng để tránh tình trạng phát sinh chi phí
- Quá trình thi công gây ảnh hưởng lên công trình lân cận dẫn đến việc thương lượng đền bù, khắc phục hậu quả thường xảy ra ở những đơn vị thầu nhỏ lẻ, không có giấy phép đăng ký kinh doanh hay pháp lý về xây dựng yếu kém.
- Bị các đơn vị chức năng xử phạt do vi phạm trong quá trình thi công như sai giấy phép, sai mật độ...
- Quá trình khảo sát thiết kế thiếu tính thực tiễn của đơn vị thiết kế hay cá nhân kiến trúc sư do chủ nhà thuê dẫn đến việc phải sửa đổi giữa chừng để phù hợp với thực tế.
- Lựa chọn vật tư không đáp ứng được như cầu sử dụng dẫn đến thay đổi, chỉnh sửa.
- Thay đổi quy mô xây dựng công trình như tăng thêm tầng cao, tăng thêm diện tích, tăng thêm hạng mục mà trong quá trình thương lượng tính toán xây dựng chưa đề cập đến trước đó...
Với kinh nghiệm trên 10 năm  xây dựng đảm bảo hạn chế tối đa phát sinh chi phí cho bạn
Trong suốt quá trình trên 10 năm xây dựng nhà ở của công ty Thịnh An Gia, chúng tôi thấy rằng đã làm nhà thì phải có thay đổi và chỉnh sửa dù ít dù nhiều. Để hạn chế ở mức tối đa phát sinh chi phí cho những việc vừa nêu trên, chúng tôi khuyên các bạn nên chú ý tới những vấn đề sau: 
1. Lên kế hoạch làm nhà.
Trước tiên trong kế hoạch xây nhà bạn phải hỏi tất cả các thành viên trong gia đình xem mình cần bao nhiêu phòng ngủ, xây nhà mấy tầng. Thông thường một căn nhà thường có 3 phòng đặc trưng sau: phòng khách, phòng bếp, phòng WC, còn lại phòng ngủ phụ thuộc vào gia đình bạn có bao nhiêu người mà bố trí bao nhiêu phòng ngủ cho phù hợp, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào diện tích khu đất xây dựng, phụ thuộc vào quy hoạch kiến trúc nữa.
Khi các thành viên đã đồng ý quy mô xây dựng công trình như thế nào, lúc đó bạn có thể tự tính toán cho căn nhà của mình cần bao nhiêu m2 xây dựng sau đó là lên mấy trang web của các công ty xây dựng xem báo giá xây dựng nhà, cách tính toán m2 xây nhà như thế nào? Bạn phải tìm hiểu thật kĩ về vấn đề và lên kế hoạch rõ ràng để tránh tình trạng phát sinh chi phí trong quá trình xây nhà.
2. Lên phương án mặt bằng tổng thể căn nhà.
Tìm nhà thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật thi công và bạn trực tiếp trình bày các yêu cầu của bạn về diện tích, quy mô xây nhà sau khi đã thống nhất với các thành viên trong gia đình. Nhà thầu tư vấn thiết kế sẽ tư vấn và đưa ra phương án kiến trúc cho ngôi nhà sao cho các mục đích sử dụng căn nhà của bạn vẫn đảm bảo, giúp bạn hình dung và có cái nhìn tổng thể về căn nhà của bạn sau khi xây dựng.
Một điều không thể thiếu trước khi chuẩn bị xây nhà là bạn phải nghiên cứu kỹ những kiến thức căn bản trong xây dựng nhà ở và đặt ra những câu hỏi về công năng sử dụng của căn nhà. Những điều bạn trao đổi với nhà thầu thiết kế, thi công cần phải được ghi chép lại một cách cẩn thận về quy trình thực hiện thật chính xác để tránh tình trạng phát sinh chi phí.
Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định cuối cùng về diện tích cũng như quy mô công trình sau khi được kiến trúc sư tham vấn.Nếu bạn muốn thay đổi điện tích thì cũng bố trí trước kiến trúc sư cũng như bên công ty xây dựng chỉnh sửa hợp lý để tránh tình trạng phát sinh chi phí không dự tính trước được. 
Khi phương án thiết kế kiến trúc cho ngôi nhà mà bạn quyết định về diện tích sử dụng, mặt bằng kiến trúc và quy mô công trình được nhà thầu tư vấn thiết kế triển khai chi tiết thì lúc đó bạn có trong tay phương án chính xác về ngôi nhà của mình, và là lúc bạn yêu cầu nhà thầu báo giá xây dựng cơ bản và trọn gói.
Có những loại phát sinh gia chủ sẵn sàng chấp nhận vì là quyết định, lựa chọn thay đổi của mình, song cũng có những chi phí phát sinh rất khó chấp nhận vì giống như từ trên trời rơi xuống gia chủ không có sự chuẩn bị dự liệu cho những trường hợp đó làm ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà, tăng thêm chi phí đầu tư hay nặng hơn là dính tới chính quyền, thưa kiện dẫn đến việc đình chỉ ngưng thi công
Về xây dựng phần thô bạn nên chọn những loại vật liệu có chất lượng tốt nhất có thể tương ứng với khả năng tài chính của bạn vì đây là bộ khung đảm bảo khả năng chịu lực của ngôi nhà.
3. Vật tư hoàn thiện dùng cho công trình.
Việc lựa chọn vật tư hoàn thiện như thế nào phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính của bạn, nếu kinh phí hạn hẹp bạn có thể chọn những loại vật tư hoàn thiện trung bình khá là được, tuy nhiên đối với các loại vật tư điện, nước nên chọn các nhãn hiệu có tên tuổi như Bình Minh, Panasonic, cadivi,...
Đối với các loại thiết bị bạn hiện tại do dự trù kinh phí còn hạn hẹp nhưng nếu bạn có nhu cầu sử dụng trong tương lai như máy điều hòa không khí, máy nước nóng bạn cũng nên đề nghị với nhà thầu để đi dự trù sau này sử dụng,...
Như vậy đến giai đoạn này bạn đã xác định chính xác chi phí xây dựng nhà cho phần còn lại là chi phí nội thất.
4. Sản xuất lắp đặt đồ nội thất gia dụng.
Công đoạn này là cuối cùng trong xây dựng căn nhà, lúc này nhà thầu xây dựng gần như hoàn tất các công việc về xây dựng nhà, công việc còn lại là bạn tự mua lắp đặt đồ nội thất gia dụng hoặc nếu bạn có thể ký hợp đồng với một đơn vị chuyên sản xuất và lắp đặt các sản phẩm nội thất giúp bạn.
Trong quá trình dự trù kinh phí xây nhà bạn cần phải tính toán đến các phần này, nó phụ thuộc vào các đồ đạt nội thất của gia đình bạn đang sử dụng, và mức độ cũ hư cần thay mới như thế nào?
Trong một căn nhà cần có các thiết bị nội thất thiết yếu như: giường, tủ, bàn, ghế, thiết bị nhà bếp,...
Có nhiều khách hàng khi xây dựng nhà mới xong mới thấy các thiết bị nội thất đã cũ và không còn phù hợp với căn nhà mới xây mặt dù nó vẫn còn có thể sử dụng được nhưng về mặt thẩm mỹ thì không phù hợp với căn nhà mới. Đến lúc này bạn mới lên kế hoạch tài chính mua sắm thì có khả năng chi phí của bạn sẽ bị thiếu hụt.
Lắp đặt đồ gia dụng, nội thất cũng phát sinh chi phí rất nhiều bạn cần tính kĩ
Qua bài này các bạn cũng biết thêm về bí quyết để hạn chế phát sinh chi phí khi xây nhà , mong sẽ giúp ích trong quá trình lên kế hoạch xây nhà của bạn.Nếu bạn đang dự tính xây nhà nhưng chưa rõ nên lên kế hoạch chọn vật liệu xây dựng cũng như kiến trúc sư thiết kế ở như thế nào để chất lượng nhưng với giá phải chăng để tiết kiệm chi phí. Thì bạn cứ liên hệ tới công ty Thịnh An Gia chúng tôi qua hotline  0938 27 27 44 với kinh nghiệm trên 10 kinh nghiệm về thiết kế và thi công xây nhà và có nhiều mối cung cấp vật liệu xây dựng giá rẻ phải chăng. Đảm bảo sẽ lên kế hoạch rõ ràng cho bạn, hạn chế tình trạng phát sinh chi phí trong quá trình xây nhà để luôn đem đến sự hài lòng cho gia đình bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét