Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Chống thấm trần nhà bê tông

Với chủ đề ngày hôm nay là chống thấm trần nhà bê tông, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một số cách chống thấm trần nhà, mong rằng sự tư vấn của chúng tôi làm hài lòng quý vị. Người ta thường nói muốn tìm ra cách giải quyết phải tìm ra nguyên nhân, vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu một vài nguyên nhân gây thấm trần nhà trước khi tìm giải pháp chống thấm trần nhà.


Một số nguyên nhân:
·     Sau một thời gian sử dụng lâu dài, trần nhà bằng bê tông sẽ xuất hiện hiện tượng nứt nẻ sàn mái bê tông do sự co ngót bê tông hay do sự chênh lệch nhiệt độ, sự nắng mưa đột ngột, mùa hè thì nở ra, mùa đông thì co lại hay còn được gọi là “hiện tượng sốc nhiệt của bê tông”. Những vết nứt bê tông này thường có rạn nứt nhỏ, kích cỡ dưới 0,5mm.
·     Nứt trần nhà bằng bê tông do có kết cấu nhà lún, thép để đan sàn bê tông mái không đạt đúng yêu cầu, mác bê tông thuộc dạng kém chất lượng.
·     Do thi công đổ nối sàn bê tông mới vào phần sàn bê tông cũ, vị trí thấm có thể là khe nối giữa sàn cũ với sàn mới (còn gọi là khe nối bê tông).
Chống thấm trần nhà rất quan trọng
Sau đây sẽ là một tiến trình chống thấm trần nhà:
1.   Đầm lại bê tông: Đầm lại là biện pháp tăng cường an toàn thấm cho bê tông khi đầm 1 lần. Đầm lại được tiến hành sau 1-2h sau khi đầm lần đầu. Có thể đầm lại bằng tay hay bằng máy đầm mặt. Khi bê tông đã được đầm lại thì nó có khả năng chống thấm rất cao.
2.   Gia cường bề mặt: Sau khi đầm lại và xoa phẳng mặt bê tông, tiến hành rắc một lớp bột xi măng rất thưa lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn gỗ xoa thật kỹ mặt bê tông. Khi đó ta được một lớp mặt bê tông nhẵn phẳng dày khoảng 2mm, gọi là lớp mặt gia cường. Những ngày sau, bề mặt bê tông có màu xanh bóng và hầu như không thấm nước.Lớp mặt gia cường có tác dụng tăng cường an toàn thấm cho bê tông mái, phòng khi có thể bị khuyết tật khi đầm.
3.   Bảo dưỡng ẩm bê tông: Việc bảo dưỡng ẩm cần được tiến hành ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo bê tông không bị nứt mặt do bị mất nước.
4.   Đặt khe co giãn nhiệt ẩm nhằm tránh kết cấu mái bị nứt do biến dạng nhiệt ẩm, và do đó tăng độ bền chống thấm.
5.   Đặt ống thoát nước mưa cho mái: Trước khi gắn ống nhựa vào lỗ, dùng sơn chống thấm đặc (tốt nhất là sơn bitum cao su) quét lên thành lỗ để sẵn và quét xung quanh thành ống nhựa, đoạn sẽ chôn vào bê tông đáy sê nô khi sơn đã se lại. Bạn cần lưu ý là không dùng sơn dầu cho việc này.
6.   Chống nóng mái: Việc chống nóng mái sẽ hạn chế được biến dạng nhiệt ẩm của kết cấu mái dưới tác dụng của khí hậu nóng ẩm.
Ngoài phương pháp chống thấm trần nhà nêu trên thì chúng ta nên kiểm tra định kì mái nhà như trám lại các vết nứt trên máng nước, sân thượng bằng hỗn hợp vừa và xi măng, cát và chất chống thấm, xem các ống thoát nước để đảm bảo không bị rò rỉ hoặc thấm dần xuống tường mái, cửa sổ, phải chống tức thời, không để viết thấm quá lâu, ảnh hưởng đến trần nhà. Ngoài ra, hiện nay để hỗ trợ chống thấm trần nhà trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm cực tốt, bảo vệ trần nhà của bạn theo thời gian, tránh các điều kiện thời tiết mưa bão.
 Trên đây là cách chống thấm trần nhà bê tông, quý vị hãy thương xuyên kiểm tra và áp dụng những cách nêu trên để giữ cho trần nhà không bị thấm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét