Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tìm hiểu về cách lên kế hoạch xây nhà

Xây nhà là một việc không đơn giản, đòi hỏi bạn phải có kế hoạch và thực hiện mọi việc theo kế hoạch đã lập sẵn để kiểm soát chi phí, đồng thời đảm bảo đúng tiến độ công trình. Hôm nay ,chúng tôi muốn chia sẽ một số kinh nghiệm lên kế hoạch xây nhà cho các bạn hình dung được việc xây nhà bao gồm các bước như thế nào? Phải có những kế hoạch cụ thể ra sao, để việc xây nhà diễn ra thuận lợi, không phát sinh quá nhiều chi phí khi thi công.Mời các bạn cùng tham khảo các bước lên kế hoạch xây nhà nhé.

1. Xác định nhu cầu 
-Trước hết cần hiểu được các nhu cầu cơ bản của gia đình như diện tích xây dựng, số lượng phòng ốc, vị trí đặt mỗi phòng, các tiện ích thêm như gara, sân vườn, hồ bơi, không gian dự trữ…
-Chọn nhà phù hợp với nhu cầu gia đình: nhà cấp 4, nhà tầng hay biệt thự.
-Cần chú ý khi có thành viên mới vào gia đình như con dâu, con rễ tương vai chẳng hạn. 
-Nên tham khảo ý kiến của tất cả thành viên trong gia đình trước khi ra quyết định cuối cùng.
Đây cũng là một trong những lưu ý không thể thiếu trong việc lên kế hoạch xây nhà
2. Kế hoạch tài chính:
-Cần dự trù được chi phí để xây nhà nhằm tránh trường hợp không đủ tiền.
-Chi phí có 2 loại: chi phí xây dựng cơ bản ( xây thô, đổ trần và sơn nước) và chi phí trang trí nội thất ( thiết bị buồng tắm, máy lạnh, máy giặt, kệ bếp gỗ, rèm cửa, bàn ghế sofa, bếp ga…).
-Chi phí xây dựng cơ bản được tính dựa vào số m2 xây dựng. Kham khảo mức chi phí trên m2 của  cùng loại nhà gần thời điểm xây nhất. Nên trao đổi và khảo giá các công ty xây dựng.
-Chi phí trang trí nội thất có thể trang bị từ từ sau khi ngôi nhà hoàn thành. Mức trang bị tùy vào tiềm lực tài chính của bạn.
-Lên kế hoạch  xây nhà cẩn thận để không ảnh hưởng đến tình trạng chi tiêu hiện tại của gia đình. Nên dự trù chi phí phát sinh thêm từ 10-30% để kịp xoay sở những khi cần thiết.
-Nguồn tiền xây nhà có thể lấy từ số tiền tích lũy được của hai vợ chồng, sự hỗ trợ từ ba mẹ hai phía. 
-Hoặc có thể vay mượn thêm từ anh chị em ruột thịt, bạn bè thân thiết hay đồng nghiệp.
-Thậm chí, có thể vay từ ngân hàng để làm chi phí xây dựng.
3. Các bước chuẩn bị đầu tiên
Đây là bước quan trọng trước khi gặp gỡ và thảo luận với kiến trúc sư, cầm xem xét và tìm hiểu:
-Vấn đề quyền sở hữu lô đất rõ ràng giữa các thế hệ, tránh tranh chấp về sau.
-Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
-Các vấn đề quy hoạch của khu vực hay thành phố liên quan.
-Vấn đề nằm trong quy định về xây dựng của chính quyền như: khống chế về chiều cao, tầng sàn, diện tích xây dựng, lộ giới hẻm…
-Vấn đề quan hệ hàng xóm như: diện tích đất, vách chung, lối đi, cây xanh gần nhà hai bên, hệ thống cấp thoát nước…
-Tìm hiểu về các nhà cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn, giá cả hợp l‎ý, chất lượng tốt, cung cấp đúng tiến độ công trình và điều kiện thanh toán linh hoạt.
4. Làm việc với kiến trúc sư:
-Mô tả chi tiết nhu cầu của gia đình.
-Trình bày các ‎ ý tưởng thẩm mỹ của cá nhân chủ nhà và gia đình.
-Không ngần ngại trao đổi các băn khoăn cũng như thắc mắc liên quan để được tư vấn kỹ càng.
-Bàn trực tiếp với kiến trúc sư các thắc mắc về phong thủy như: hướng nhà, hướng đất, các bố trí các phòng ốc… để thiết kế cho phù hợp.
-Cần lắng nghe lời khuyên của kiến trúc sư về độ an toàn và mỹ thuật.
-Thiết kế nhà phải thỏa mãn các yêu cầu về nhu cầu sinh hoạt và thẩm mỹ của của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó phải tối ưu hóa diện tích sử dụng, thiết kế phải thông thoáng, cây xanh và ánh sáng đầy đủ, hài hòa kiến trúc xung quanh.
Đây là bước quan trọng nhất trong việc lên kế hoạch xây nhà vì nhờ có kiến trúc sư mới có thể thiết kế được ngôi nhà như ý bạn được. Bạn đừng bỏ qua bước nầy nhé.
Để có được ngôi nhà đẹp ,ấn tượng thì cần có kiến trúc sư thiết kế chuyên nghiệp
5. Một số bảng vẽ chủ yếu:
Hồ sơ bản vẽ đầy đủ giúp cho việc thi công hoàn thiện công trình dễ dàng và nhanh hơn. Các bảng vẽ đồng thời được đính kèm cùng hợp đồng để tránh tình trạng sai lệch về sau:
-Phần phối cảnh minh họa: bao gồm phối cảnh công trình chính diện, phối cảnh các góc, phối cảnh nội thất, các phòng, tiểu cảnh, ngoại thất… Phần phối cảnh giúp bạn dễ hình dung ngôi nhà thực tế sau khi xây dựng.
-Phần bản vẽ kỹ thuật gồm hồ sơ xin phép xây dựng, hồ sơ thiết kế sơ bộ và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
-Hồ sơ xin phép xây dựng: bản vẽ các mặt cắt, mặt đứng, các tầng, móng và sơ đồ bản vẽ điện nước.
-Hồ sơ thiết kế sơ bộ: các mặt bằng triển khai chi tiết, mặt đứng, mặt cắt và các bản vẽ phối cảnh.
-Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công: là bộ hồ sơ đầy đủ nhất để căn cứ thi công bao gồm hồ sơ tính toán kết cấu, hồ sơ thiết kế điện, hồ sơ thiết kế cấp thoát nước, hồ sơ chống sét, báo cháy…
6. Lập hồ sơ xin phép xây dựng:
-Liên hệ Phòng Quản lý Đô thị hoặc Ủy ban Nhân dân phường để được hướng dẫn chi tiết.
-Về cơ bản hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm: bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có công chứng) và bản vẽ thiết kế.
-Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước (với công trình cải tạo, sửa chữa phải có ảnh chụp hiện trạng).
7. Lựa chọn nhà thầu xây dựng:
-Có thể lựa chọn nhà thầu thông qua những người đã có kinh nghiệm xây nhà . Như công ty Thịnh An Gia chúng tôi với kinh nghiệm trên 10 năm xây nhà thì bạn hoàn toàn yên tâm về việc lên kế hoạch xây nhà chính xác nhé.Hãy cùng Thịnh An Gia chúng tôi xây nên ngôi nhà mơ ước của bạn.
-Có thể đi tham quan thực tế một số công trình nhà thầu đã thực hiện.
-Quan sát và hỏi chủ nhà các thông tin cần thiết.
-Lựa chọn nhà thầu lành nghề, thi công có uy tín.
-Giá cả phải chăng và đảm bảo tiến độ công trình.
Nhà thầu xây dựng Thịnh An Gia luôn đồng hành  lên kế hoạch xây nhà cho bạn
8. Ký kết hợp đồng và chuẩn bị xây dựng:
-Chuyển hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cho nhà thầu.
-Nhà thầu lập bảng dự toán chi phí nhân công và khối lượng.
-So sánh bảng chi phí của nhà tư vấn thiết kế và nhà thầu để biết rõ chi phí từng mục có hợp l‎ý.
-Tùy vào điều kiện thời gian, có thể ký hợp đồng thi công theo một trong ba phương thức sau: 
+ Chìa khóa trao tay: giao toàn bộ trách nhiệm về vật tư và nhân công cho nhà thầu.
+ Chủ nhà lo một phần vật tư như sơn, thiết bị bếp, điện, nước, gỗ và nhà thầu thi công và lo một phần vật tư của phần thô.
+ Chủ nhà lo vật tư và nhà thầu chỉ thực hiện thi công: chủ nhà sẽ tự liên hệ đặt mua gạch, xi măng, sắt thép, đá, sạn…  và nhà thầu chỉ tính công thi công.
-Cần yêu cầu nhà thầu lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật tư theo từng thời điểm để đôn đốc cho kịp tiến độ.
-Cần xem xét kỹ điều kiện thanh toán theo thời gian hay theo khối lượng công trình, đồng thời cần làm rõ các cách tính chi phí phát sinh phòng khi có sự thay đổi.
-Các công trình thông thường kéo dài từ 4-6 tháng, biệt thự lớn có thể kéo dài cả năm.
Nếu bạn đang có ý định chuẩn bị xây nhà nhưng đang băn khoăn về vấn đề lên kế hoạch xây nhà thì có thể liên hệ qua hotline 0938 27 27 44  ,công ty Thịnh An Gia chúng tôi sẽ tư vấn thật tận tình để cho các bạn có những kế hoạch rõ ràng  nhất cho việc xây nhà nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét